Hãy xấu hổ khi để phố phường nhếch nhác
Chuyện giữ gìn và bảo vệ môi trường đã được đề cập và bàn luận rất nhiều. Đây không chỉ là một việc cấp bách của thủ đô Hà Nội, của cả nước mà là vấn đề mang tính toàn cầu.
Thành phố văn minh nhưng văn hóa vẫn lạc hậu
Những năm gần đây, nhờ công cuộc đổi mới,
Hà Nội biến đổi rất nhanh. Biến đổi đến từng ngày. Đi về phía Tây, khu vực Mỹ
Đình, hay phía Đông Long Biên nơi tôi đang ở, nhiều khu phố mới mọc lên, đẹp và
rất sang trọng. Đi trên những con phố đó, ta tưởng mình đang ở một nước phương
Tây phát triển.
Dẫu thành phố văn minh là vậy nhưng công
dân thì không ít người vẫn giữ văn hóa lạc hậu khiến cho thành phố nhếch nhác,
ra đường chỉ thấy rác thải. Đây là điều được rất nhiều người quan tâm, không chỉ
lãnh đạo thành phố Hà Nội người dân mà còn đồng bào trên cả nước. Bởi Hà Nội là
biết tượng thiêng liêng của cả đất nước đang phát triển. Lãnh đạo Hà Nội cùng
luôn suy nghĩ đau đầu về vấn đề này.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội
Hoàng Trung Hải từng nói: “Chúng ta phải biết xấu hổ khi để phố phường Hà Nội bẩn
thỉu, nhếch nhác”.
Đây
là một vấn đề vô cùng nhức nhối. Không thể tưởng tượng được ở giữa đường phố
văn minh, lại có một quý ông “đi tè” vào dải phân cách trong giờ cao điểm,
người và xe đông nghịt cả hai làn đường. Đoạn video ghi lại hình ảnh ấy đã gây
sốt trong cộng đồng mạng. Nhà tôi ở phố Bồ Đề, quận Long Biên, hàng ngày tôi
vẫn đi về trên đường Trần Nhật Duật.
Ở đó có bức tranh tường bằng gốm sứ dài 5km dọc đê sông Hồng.
Nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc, nhiều danh thắng nổi tiếng của cả nước được
các họa sĩ kỳ công tái hiện bằng nghệ thuật gốm sứ. Đây cũng có thể được xem
như một “cảnh quan” của Thủ đô. Vậy mà hầu như ngày nào, nhất là khi đi làm về
muộn, khoảng 7- 8h tối, tôi cũng gặp những quý ông cứ dựng xe máy ở vệ đường
rồi ngang nhiên “tường đè”.
Ở các nước văn minh không bao giờ có chuyện như vậy xảy
ra. Đường phố của họ luôn rất đẹp và sạch sẽ. Vì thế quần áo không bao giờ bẩn.
Lúc nào muốn giặt thì mang ra giặt thôi. Còn ở ta thì mồ hôi xen lẫn bụi đường,
chỉ sau vài tiếng tham gia giao thông, cổ áo đã đen ngòm. Rác thải thì không
cho vào thùng rác nhựa mà vứt bừa
bãi ở khắp mọi nơi có thể. Người Việt mình chỉ quen giữ vệ sinh trong căn nhà
riêng của mình còn nơi công cộng thì “cha chung không ai khóc”.
Vào những ngày rằm, Tết, cúng ông Công ông Táo, những người
thả cá còn xả rác xuống sông Hồng. Hai bên đường dành cho xe máy ở cầu Chương
Dương tràn ngập túi nilon và rác thải.
Tôi rất ngượng và phải nói là vô cùng xấu hổ
khi vào những ngày nghỉ thứ bảy hoặc chủ nhật, nhiều vị đại sứ các nước, các du
khách quốc tế thường lao động công ích bằng cách tham gia nhặt rác quanh hồ
Gươm. Đấy chính là lời “nhắc nhở” của họ về ý thức giữ gìn cảnh quan và bảo vệ
môi trường cho chính công dân sở tại.
Không nói đâu xa, các cán bộ của ta thậm
chí còn xả rác cực kì bừa bãi. Ở các nước khác không bao giờ có chuyện ném mẩu
thuốc lá hút xong xuống đường chứ đừng nói đến chuyện vứt rác ở nơi công cộng.
Nhà văn nổi tiếng Cao Tiến Lê sau chuyến
thăm Mỹ đầu tiên, đã viết đến mấy phóng sự. Trong đó có chi tiết ông nói rằng,
đường phố Mỹ sạch đến mức, nếu có lấy khăn mùi xoa mà quệt xuống đường thì chiếc
khăn ấy vẫn trắng bong và không hề dính bụi. Những ai đã từng qua Mỹ, sẽ thấy
nhà văn dù có cường điệu, nói cũng chẳng có gì sai.
Đường phố Mỹ cực kì sạch sẽ là điều có thật.
Và không chỉ ở Mỹ, đường phố ở nhiều thủ đô văn minh cũng vậy. Sạch đẹp và nề nếp.
Nó sạch đến mức chỉ cần nghĩ đến việc ném mẩu thuốc lá xuống đường đã thấy xấu
hổ rồi chứ đừng nói xả rác bừa bãi. Và nếu như ai đó lỡ tay, vứt mẩu thuốc lá
ra đường thì sẽ bị phạt đến 500 USD, tương đương với hơn 10 triệu đồng VN, hoặc
còn nặng hơn nữa nếu là rác thải lớn.
Nhưng để đảm bảo cho việc giữ vệ sinh môi
trường luôn sạch đẹp, trên đường phố của họ luôn có những thùng rác và nhà vệ
sinh. Cứ vài trăm mét lại có một thùng rác. Thùng rác mang hình con chim cánh cụt
hay bình hoa. Nó thực sự là một vật trang trí của đường phố nên rất đẹp và trang
nhã. Nhà vệ sinh cũng vậy.
Khu vệ sinh thường nằm chìm dưới lòng đất,
hoặc nếu có nhô lên thì cũng được trang trí đẹp để có thể dễ dàng hòa nhập môi
trường xung quanh. Ở ta có khi cả một tuyến phố dài chẳng có một thùng rác nào
cả. Nhà vệ sinh cũng không. Mà bài tiết là nhu cầu tối thiểu của mỗi con người.
Cái nhu cầu tối thiểu ấy không được đáp ứng thì điều gì xảy ra tất sẽ xảy ra
thôi...
Áp dụng chế tài xử phạt để duy trì nề nếp
Điều
đáng mừng là lãnh đạo Thủ đô hiện nay rất quan tâm đến vấn đề này, như lời nhắc
nhở của Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải mà tôi vừa dẫn ở trên. Mới đây, tình cờ
gặp Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Đức Chung, tôi biết ông cũng đang triển khai
rốt ráo những việc làm trước mắt.
Trong 8 vấn đề đang tiến hành, có việc xây dựng nhà máy xử lý rác thải và vệ sinh môi trường. Là một cử tri Thủ đô, tôi mong các vị lãnh đạo, các nhà quản lý thành phố hãy khẩn trương vào cuộc, không phải chỉ “quán triệt” chung chung, mà hãy làm những việc cụ thể: Đặt các thùng rác ở các tuyến phố. Rồi xây dựng các nhà vệ sinh công cộng. Về vấn đề này, chúng ta rất nên tham khảo các nước văn minh.
Vấn đề thứ hai là thành phố Hà Nội phải gấp
rút xây dựng một nhà máy hiện đại để xử lý các loại rác thải. Điều thứ ba, tôi
cũng muốn đề cập là nạn ô nhiễm nguồn nước. Điều này thì không riêng gì Hà Nội
mà đã thành vấn đề nghiệm trọng trên phạm vi cả nước. HIện nay chúng ta đã có
khá nhiều hồ ở khắp thành phố.
Cần rà soát lại. Rồi các khu chung cư, các
khu phố, chúng ta cũng cần sát sao kiểm tra hàng ngày. Trao việc này cho
các cán bộ ở các quận, phường. Nếu địa bàn nào để xảy ra các sự cố về môi trường
hay các sự cố khác thì cán bộ nơi đó phải chịu trách nhiệm. Và chịu trách nhiệm
không phải là rút kinh nghiệm chung chung. Chúng ta phải có những biện pháp cụ
thể, nghiêm khắc như thế mới hy vọng giải quyết được nạn ô nhiễm.
Cần đưa đời sống văn minh trở thành văn hóa.
Cùng với nó là những chế tài đủ mạnh để duy trì nề nếp này. Chúng ta mong Hà Nội
sẽ trở thành thành phố xanh sạch đẹp. Một thành phố mẫu mực nhất cả nước về mọi
mặt, đặc biệt là môi trường xanh-sạch-đẹp.
_Sưu tầm_
Không có nhận xét nào